Minecraft phiên bản giáo dục trong các môn học (Phần 1)
Minecraft phiên bản giáo dục là gì?
Minecraft phiên bản giáo dục là một trò chơi nổi tiếng, nơi người chơi có thể thỏa sức sáng tạo, xây dựng một thế giới ảo của riêng mình bằng các khối gạch và chơi các trò chơi nhỏ bên trong.
Vì vậy, cách đây vài năm, đội ngũ nghiên cứu và phát triển của Microsoft đã bắt đầu xây dựng và thử nghiệm cấc công cụ giúp trẻ em có thể học lập trình một các dễ dàng hơn trên nền tảng của Minecraft phiên bản giáo dục.
Nhận thấy trẻ có thể phát triển nhiều kĩ năng khi chơi Minecraft, vào tháng 11 năm 2016, Microsoft đã phát hành Minecraft: Education Edition (Minecraft:EE) – phiên bản Minecraft dành cho giáo dục. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem phiên bản này sẽ góp phần thay đổi việc giáo dục trẻ như thế nào?
Đầu tiên, ta có định nghĩa về Minecraft:EE như sau: “Minecraft: Education Edition is an open-world game that promotes creativity, collaboration, and problem-solving in an immersive environment where the only limit is your imagination”. Xin được lược dịch là: Minecraft: phiên bản giáo dục là một trò chơi thế giới mở nhằm phát huy sự sáng tạo, khả năng hợp tác và giải quyết vấn đề trong một môi trường nhập vai, ở đó giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của bạn.
Qua định nghĩa này ta có thể thấy được Minecraft:EE tập trung vào phát triển các kĩ năng: tư duy sáng tao, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho học sinh thế kỉ 21, khi mà đòi hỏi con người phải luôn đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu công việc.
Minecraft trong chủ đề các môn học
Khi việc phát triển các kĩ năng đã được Minecraft:EE hỗ trợ đắc lực thì việc còn lại của giáo viên chỉ đơn giản là tích hợp nội dung môn học, bài học cụ thể vào để cho học sinh có thể học kiến thức. Có rất nhiều môn học có thể tích hợp vào Minecraft:EE như: Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Hóa học, Tin học – Lập trình…Và ở phần 1 này, chúng tôi sẽ chú trọng các môn xã hội (Lịch Sử, Địa lý,…).
Đối với bộ môn Lịch sử, học sinh sẽ tự mình thiết kế lại các di tích lịch sử hào hùng của dân tộc ta thông qua các khối trong Minecraft.

Để thiết kế lại được các di tích này, việc đầu tiên mà học sinh cần làm đó là phải tìm hiểu về các di tích lịch sử như: Thời gian xây dựng, Xây dựng với mục đích gì?, Di tích mang ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc ta?, …. Chính vì vậy, để thiết kế được học sinh cần phải trả lời các câu hỏi trên để có thể xây dựng lại di tích và thuyết trình sản phẩm của mình sau mỗi chủ để mà giáo viên đưa ra.
Đối với môn Địa lý, trong Minecraft có rất nhiều khối về các cấu trúc bề mặt của Trái Đất như đất, cát, đá,… Chính vì vậy, học sinh có thể dựa trên các khối Block đó để xây lại một số khu vực, danh lam thắng cảnh của Việt Nam ta.

Để có thể xây dựng được các khu vực, danh lam thắng cảnh đó, học sinh cần tìm hiểu về cấu trúc các lớp đất, đá,.. ; Cũng như diện tích các khu vực đó đế có thể thiết kế lại với kích thước thu nhỏ. Vì vậy, thông qua các chủ để mà giáo viên đưa ra mà học sinh sẽ có được các kiến thức Địa lý rất phong phú.