STEM là gì?
STEM là gì! Những năm gần đây ở Việt Nam có nhiều chương trình học, nhiều trung tâm đào tạo sử dụng đến một thuật ngữ được viết hoa nghe rất “hiện đại” đó là “STEM”. Những câu nói mà tôi thường được nghe từ họ như: “chúng tôi có chương trình giáo dục STM”, “chúng tôi dạy STM”, “các học sinh có thể tham gia các cuộc thi về STM”, “các em chuẩn bị tham gia các ngày hội STM”. Và tôi nhận thấy cách dùng từ STM bỗng như một trào lưu, bởi khi tôi đưa ra những câu hỏi như: “Các học sinh học gì trong chương trình đó?” , “Các giáo viên dạy như thế nào?”, … thì tôi nhận thấy mọi người dùng từ STM theo rất nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi còn trái ngược với nhau. Ví dụ có người nói: “STM là một phương pháp dạy học!”, “STM là một môn học!” , “STM là một chương trình học.” hay “STM là các ngành học cao cấp!”.
Bởi vậy, để làm rõ vấn đề thuật ngữ STEM, tránh gây nhưng hiểu lầm trong diễn đạt, cũng như giúp những nhà giáo dục, trường học có cách tiếp cận khoa học về vấn đề này, tôi xin phân tích dựa vào góc nhìn giáo dục STEM tại Mỹ – nơi khởi nguồn của ý tưởng giáo dục STEM.
Trước tiên, thuật ngữ STEM là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của bốn chữ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ) ,Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) được xuất hiện trong các văn bản về ngân sách đầu tư trong nghiên cứu khoa học (chẳng hạn như quỹ NSF – quỹ Nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ) vào những năm 1990 và sau đó xuất hiện trong các văn bản liên quan đến chính sách cấp Visa cho nhập cư tại Mỹ vào những năm 2000. Trong các văn bản đó, chữ “STEM fields” được hiểu là các lĩnh vực, ngành nghề về STEM. Có hai lí do chính mà STEM được đề cập vào những thời điểm này tại Mỹ:
Một là, theo những nghiên cứu và thống kê cho thấy mặc dù các trường Đại học tốt nhất và đa số các bằng phát minh sáng chế nằm ở Mỹ nhưng học sinh phổ thông của Mỹ lại có ít thành tích tốt về các môn khoa học và toán. Không những thế, số lượng các sinh viên theo học các ngành STEM ngày một giảm, đặc biệt là đối với các nữ sinh. Nếu nước Mỹ muốn tiếp tục duy trì vị trí số một về khoa học công nghệ, thì chính phủ cần chuẩn bị một nguồn nhân lực mạnh mẽ và dồi dào trong tương lai.
Hai là, những dự báo kinh tế xã hội cho thấy nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực STEM tại Mỹ và các nước phương Tây ngày một tăng. Bên cạnh đó, theo thống kê và tính toán thì thu nhập của người lao động trong khối ngành này cũng cao hơn các khối ngành không liên quan đến STEM. Chính vì điều đó mà trong một bài diễn văn tại Nhà Trắng năm 2009 về chủ đề “Giáo dục để đối mới”, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố: “Hãy tái khẳng định và làm mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nước Mỹ đối với các phát minh khoa học và cong nghệ trên thế giới. Hãy xem giáo dục STEM là là ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ trong nhiều thập niên tới”.
Về sau, từ STEM được viết đi kèm với các từ khác như: “STM education” (giáo dục STM), “STM workforce” (nguồn nhân lực trong lĩnh vực STM), “STM learning” (học trong lĩnh vực STM), “STM careers” (các ngành nghề trong lĩnh vực STM), “STM curriculum” (khung chương trình dạy học STM), “STM awareness” (nhận thức về các ngành nghề STM) hay “STM integration” (STM tích hợp) trong các hội nghĩ diễn đàn khoa học. Các thuật ngữ đi kèm với STM giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của từ STEM hơn.
Như vậy, khi đề cập đến STEM, chúng ta cần lựa chọn chính xác các từ đi kèm với nó để diễn đạt chuẩn xác vấn đề liên quan đến STEM. Chứ bản chất nó không hề có nghĩa là phương pháo giáo dục hay một hình thức môn học như chúng ta thường hay nghĩ!
Bài viết này chúng tôi đã nghiên cứu và tham khảo từ quyển sách: “Giáo dục STEM/STEAM, Từ trải nghiệm thực hành và tư duy sáng tạo” của tác giả Nguyễn Thành Hải. Xin cảm ơn tác giả đã có những chia sẻ và nghiên cứu để giúp những Học viện giáo dục như chúng tôi hiểu rõ vấn đề và trang bị cho các Giảng viên những kiến thức chuẩn chỉ và chính xác nhất về STEM.
P/s: ( STM là từ viết tắt STEM trong bài nhằm tối ưu hóa bài viết).
Tag:STEM