Minecraft education là một phần mềm giúp giáo viên có thể tích hợp liên môn trong một bài giảng. Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu được ứng dụng của Minecraft trong các môn học xã hội như: Lịch sử và Địa lý. Vì vậy, ở phần 2 này, chúng ta sẽ tập trung các môn học tự nhiên như: Toán học, Vật lý, Hóa học,……
Như chúng ta đã biết, môn toán vốn rất khô khan đối với học sinh, đã bao giờ mọi người nghĩ đến việc làm thế nào để môn toán trở nên thú vị và bớt khô khan hơn chưa?
Với Minecraft education, chúng ta có thể tạo ra các trò chơi đơn giản với toán học như giải đố hay vượt qua các cánh màn bằng cách giải các bài toán,….. Như vậy, đối với học sinh xây dựng các câu hỏi sẽ phải giải các bài toán đó để có kết quả để lập trình. Đối với các bạn chơi thì phải giải các bài toán để qua màn. Qua đó học sinh sẽ được ôn lại các kiến thức về toán học và lập trình và giờ học đó sẽ trở nên vô cùng vui vẻ.
Đối với môn vật lý, Minecraft có thể mô phỏng lại một vài hiện tượng trong thực tế như:
Đối với môn hóa học, Minecraft cho phép người dùng có thể xây dựng các phương trình hóa học thông qua các khối, xây dựng cấu trúc phân tử của một số nguyên tố. Đặc biệt, học sinh có thể phối hợp các nguyên tố và Minecraft sẽ trả ra kết quả cho các bạn học sinh mà không cần làm thí nghiệm thực tế.
Trên đây là các ví dụ đơn giản mà Minecraft có thể làm được. Từ những ví dụ trên, giáo viên có thể xây dựng các chủ đề khác nhau và tích hợp liên môn trong các chủ đề đó. Từ đó, các chủ đề môn học sẽ trở nên sinh động, trực quan và lớp học sôi động hơn.