Lập trình Scratch 3.0.
Lập trình Scratch
Lập trình Scratch là ngôn ngữ lập trình trực quan và trực tuyến, phần mềm được thiết kế và xây dựng nhắm mục tiêu sử dụng dành cho các bạn nhỏ tuổi ở độ tuổi cấp 1 và cấp 2. Là một ngôn ngữ lập trình giáo dục miễn phí được phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Thay vì sử dụng các dòng lệnh phức tạp, các em sẽ lập trình bằng cách kéo và ghép các khối lệnh màu sắc lại với nhau thành những đoạn mã lệnh để điều khiển các nhân vật theo ý muốn của mình. Scratch hỗ trợ hơn 70 ngôn ngữ, có hỗ trợ cả Tiếng Việt cho các học sinh tại Việt Nam. Sinh viên Đại học cũng có thể ứng dụng Scratch giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập. Và điều đặc biệt chính là ngôn ngữ này được sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Lập trình Scratch 2.0
Sau sự thành công vang dội của Scratch 2.0, ông lớn Google đã để ý đến dự án Scratch và mong muốn phổ cập ngôn ngữ lập trình Scratch cho tất cả học sinh phổ thông trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Scratch sẽ trở thành một môn học bắt buộc từ cấp Tiểu Học đến hết Trung học Phổ thông; vì sự ưu việt của nó sẽ dần thay thế ngôn ngữ lập trình Logo ở Tiểu Học và Pascal ở THPT.
Với Scratch thì việc học lập trình, không chỉ để lập trình ra mấy trò game cho vui mà quan trọng hơn tất cả là Scratch giúp lứa tuổi học sinh dễ phát triển tư duy suy luận logic, tăng cường trí tưởng tượng phong phú, biết diễn đạt suy nghĩ một cách mạch lạc dễ hiểu cho người khác và giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.
Lập trình Scratch 3.0
Phiên bản chính thức của Scratch 3.0 được phát hành vào ngày 2 tháng 1 năm 2019. Với phiên bản mới, Scratch không chỉ mang lại giao diện và các nhân vật đẹp mắt hơn, mà điểm tiện lợi hơn đó là người dùng sẽ không cần cài đặt môi trường mà chỉ cần cài đặt Scratch và sử dụng trực tiếp được phần mềm luôn.
Nếu như Scratch 2.0 cần đến sự trợ giúp của Flash để chạy dự án thì phiên bản Scratch 3.0 sẽ sử dụng kỹ thuật HTML5 để thay thế Flash. Vì vậy, Scratch sẽ chạy được trên các loại thiết bị cầm tay như điện thoại di động. Scratch 3.0 chủ yếu sẽ sử dụng các thư viện WebGL, Web Workers và Web Audio Javascript. Javascript là một ngôn ngữ được hỗ trợ rộng rãi trên tất cả các trình duyệt web, và WebGL được chọn vì tốc độ xử lý của nó.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm nổi bật khi tiếp xúc với giao diện phần mềm Scratch là hình ảnh các khối lệnh giống với miếng ghép LEGO. Với phiên bản Scratch 2.0 hiện tại thì các khối lệnh (scratch Blocks) được thiết kế theo kiểu nằm ngang, nhưng với Scratch 3.0 sẽ hỗ trợ thêm kiểu thiết kế khối lệnh nằm dọc (giống khối lệnh trong ScratchJr dành cho trẻ em Mầm Non). Cụ thể xem hình dưới đây:
Trong khi sử dụng Scratch 3.0, bạn sẽ có nhiều cách hơn để tạo và chia sẻ. Không giống như phiên bản cũ, giờ đây bạn có thể sử dụng máy tính bảng để tạo và chia sẻ dự án bằng cách chọn từ rất nhiều ký tự, phông nền và âm thanh mới.
Ngoài ra, phiên bản này sẽ cung cấp trải nghiệm trình soạn thảo mới bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cho người dùng lần đầu. Với tất cả các tính năng mới mà Scratch 3.0 cung cấp, bạn có thể tiếp tục sử dụng các khối lập trình hiện có trong các dự án và tài khoản của mình. Dưới đây là những tính năng mới khi bạn sử dụng Scratch 3.0
1 / Biên tập lại nội dung:
Trẻ em sẽ được thưởng thức các hiệu ứng âm thanh mới – Echo và Robot . Thư viện âm thanh bao gồm các danh mục mới – Không gian . Trình chỉnh sửa âm thanh mới sẽ giúp chỉnh sửa âm thanh dễ dàng hơn nhiều!
2/ Thư viện Sprite:
Trong Scratch 2.0, bạn phải nhập vào sprite để xem chi tiết trang phục. Giờ đây, với phiên bản mới, bạn chỉ cần di chuyển chuột lên trên biểu tượng Chọn một Sprite và nhấp vào kính lúp. Phiên bản mới sẽ cho bạn thấy nhiều trang phục khác nhau thay vì chỉ là một con số.
3/ Thông tin Sprite:
Biểu tượng sprite trong Scratch 2.0 rất khó tìm và sử dụng. Bạn phải nhấn i để xem hoặc thay đổi tên, tính năng hoặc thông tin. Tuy nhiên, trong phiên bản mới của Scratch 3.0, tất cả thông tin, chẳng hạn như kích thước, vị trí và hướng, được hiển thị bên dưới sân khấu.
4/ Các khối kích hoạt:
Nếu bạn chạy Scratch 3.0 trên máy tính bảng, các khối lớn hơn sẽ dễ truy cập hơn để bạn chọn và kéo. Các khối lớn hơn cũng làm cho nó dễ dàng hơn để làm việc trên máy tính để bàn là tốt.
5/ Thanh ghi:
Giờ đây, Scratch 3.0 cho phép bạn sử dụng thanh cuộn để giúp bạn sắp xếp màn hình nếu có quá nhiều mã khiến khu vực tập lệnh trở nên quá đông. Bằng cách đó, bạn không cần phải lo lắng về việc hết dung lượng, bởi vì bạn có thể sắp xếp mã của mình tốt hơn bằng cách sử dụng thanh cuộn.
6/ Với phiên bản Scratch 3.0:
Người dùng sẽ có thể tự tạo ra các khối lệnh báo cáo (Custom reporters) để phù hợp với các tình huống khi xây dựng kịch bản.
7/ Hỗ trợ hệ điều hành di động như iOS và Android
8/ Khả năng chạy dự án sẽ nhanh hơn Scratch 2.0
Ví dụ nếu vẽ nhiều hình tròn bạn sẽ cần bật chế độ TurboMode để khả năng xử lý nhanh hơn.
9/ Bổ sung khối lệnh “Hiệu ứng âm thanh – Sound Effect Blocks”
10/ Hỗ trợ thêm khối lệnh hiện thị Text.
11/ Thêm hai khối lệnh “Set pen transparency to” và “change pen transparency by” trong nhóm lệnh Pen. Đặt và thay đổi mức độ trong suốt của nét bút khi vẽ (rõ nét hay mờ dần)
12/ Chất lượng hình ảnh sắc nét hơn khi sử dụng ảnh Bitmap ở các chế độ hiển thị khác nhau.
Và còn nhiều hơn thế nữa….
Giao diện cơ bản của lập trình Scratch 3.0
1/ Màn hình chính của Lập trình Scratch 3.0 .
Scratch 3.0 phiên bản mới nhất 2019 có các nhóm lệnh (Blocks Pallette) cơ bản sau:
- Motion: các khối lệnh liên quan đến chuyển động (move, turn, point, go to…)
- Looks: các khối lệnh liên quan đến hình ảnh (say, think, next costume, backdrop…
- Sound: các khối lệnh liên quan đến âm thanh (play sound, set volume…)
- Events: các khối lệnh liên quan đến sự kiện (when … clicked, key … pressed, broadcast…)
- Control: các khối lệnh liên quan đến chức năng điều khiển (wait, repeat, if..else…, forever…)
- Sensing: các khối lệnh liên quan đến cảm biến (touching, mouse…)
- Operators: các khối lệnh liên quan đến các phép toán (plus, minus, multiple, divide, greater, smaller…)
- Variables: các khối lệnh liên quan đến biến (variable) (set variable…)
Ngoài ra Scratch 3.0 còn có phần Mở rộng (Extensions) cho các chức năng phức tạp hơn và đăc biệt là có khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi, lập trình điều khiển robot:
- Music
- Pen
- Video Sensing
- Text to Speech
- Translate
- Makey Makey
- Micro:bit
- LEGO Mindstorm EV3
2/ Cửa sổ lệnh (Scripts Area) Lập trình Scratch 3.0:
Để bắt đầu lập trình, click chọn nhân vật, sau đó kéo thả các khối lệnh trong Bảng khối lệnh vào vùng Cửa sổ lệnh (Scripts Area).
3/ Nhân vật ( Sprite ):
Đối tượng điều khiển chính của chương trình Scratch là các nhân vật trên sân khấu. Chúng ta điều khiển nhân vật bằng cách lập trình tại vùng Cửa sổ lệnh (Scripts Area). Mỗi nhân vật có của sổ lệnh riêng. Và có thể tạo ra nhiều nhân vật trên sân khấu.
Để xóa nhân vật, click chọn nhân vật sau đó click vào dấu x tại góc tay phải trên cùng.
Để thêm nhân vật, click vào Choose a sprite
Mỗi nhân vật có thể có nhiều costumes (hình ảnh khác nhau). Thông thường các costumes này được sử dụng để tạo hình ảnh chuyển động của nhân vật.
Để vào phần costumes đầu tiên, click chọn nhân vật, sau đó click vào tab Costumes.
Ở đây nhân vật Sprite1 có 2 costumes đại diện cho 2 trạng thái hình ảnh khác nhau.
Dòng lệnh sau đây sẽ cho thấy nhân vật Sprite1 đang chạy.
Tại phần Costumes này, chúng ta có thể chỉnh sửa hình ảnh của từng costumes bằng cách sử dụng các công cụ của Paint Editor.
4/ Sân khấu ( Stage ):
Sân khấu là phần nội dung thể hiện chính của chương trình phần mềm khi chạy. Trong đó có các hình ảnh, tên, kích thước, vị trí ban đầu của nhân vật. Tại đây nhân vật được lập trình để di chuyển hoặc tương tác với các hình ảnh, nhân vật khác.
Khu vực Sân khấu dạng hình chữ nhật theo tọa độ (x,y) như hình vẽ, kích thước: cao 360 bước (steps) và rộng 480 bước (steps).
Trung tâm của Sân khấu nằm tại điểm (0, 0). Đây cũng là vị trí đầu tiên mặc định của nhân vật.
5/ Phông nền ( Backdrop ):
Phông nền mặc định của sân khấu là màu trắng. Để thay đổi phông nền của sân khấu ta click vào phần Backdrops và Choose a backdrop có sẵn trong thư viện (library).
Sau khi chọn backdrop ta có thể thay đổi chỉnh sửa hình ảnh của backdrop bằng cách click vào tab Backdrops.
Nhìn chung, Scratch là một công cụ lập trình tuyệt vời. Scratch 3.0 mới cung cấp cho người dùng một cách thuận tiện hơn để vận hành. Trong tương lai, Scratch chắc chắn sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực giáo dục lập trình