• Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Khóa học

    About Courses

    • Tất cả Khóa học
    • Khóa học Mầm non
      • Mầm non khám phá
    • Khóa học Tiểu học
      • Lập trình Robot thông minh
      • Bé lập trình với Scratch
      • Khám phá Robot cùng Codey
      • Nhà lập trình trò chơi
    • Khóa học Trung học
      • Lập trình Robot thông minh
      • Lập trình không gian Minecraft
      • Nhà phát minh thiết bị IoT
      • Nhà thiết kế App
      • Lập trình thực tế ảo AR & VR
    • Khóa học Phổ thông
      • Nhà sáng chế điện tử tự động
      • Lập trình nâng cao với Python
      • Nhà thiết kế App
      • Nhà phát minh thiết bị IoT
      • Lập trình thực tế ảo AR & VR
    • Khóa học về phát triển App & VR/AR
    • Khóa học về Điện tử & IoT
    • Khóa học về Robotics
    • Khóa học về Lập trình
    LẬP TRÌNH THỰC TẾ ẢO AR/VR – SPACE CAMP 2020

    LẬP TRÌNH THỰC TẾ ẢO AR/VR – SPACE CAMP 2020

    1,500,000 ₫
    Read More
  • Blog
  • Shop
  • Phần mềm
  • Liên hệ
    Học viện kĩ thuật sáng tạo CleverTech
    • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Khóa học

      About Courses

      • Tất cả Khóa học
      • Khóa học Mầm non
        • Mầm non khám phá
      • Khóa học Tiểu học
        • Lập trình Robot thông minh
        • Bé lập trình với Scratch
        • Khám phá Robot cùng Codey
        • Nhà lập trình trò chơi
      • Khóa học Trung học
        • Lập trình Robot thông minh
        • Lập trình không gian Minecraft
        • Nhà phát minh thiết bị IoT
        • Nhà thiết kế App
        • Lập trình thực tế ảo AR & VR
      • Khóa học Phổ thông
        • Nhà sáng chế điện tử tự động
        • Lập trình nâng cao với Python
        • Nhà thiết kế App
        • Nhà phát minh thiết bị IoT
        • Lập trình thực tế ảo AR & VR
      • Khóa học về phát triển App & VR/AR
      • Khóa học về Điện tử & IoT
      • Khóa học về Robotics
      • Khóa học về Lập trình
      LẬP TRÌNH THỰC TẾ ẢO AR/VR – SPACE CAMP 2020

      LẬP TRÌNH THỰC TẾ ẢO AR/VR – SPACE CAMP 2020

      1,500,000 ₫
      Read More
    • Blog
    • Shop
    • Phần mềm
    • Liên hệ

      Blog

      • Home
      • Blog
      • Blog
      • Giáo dục STEM-Những lời khuyên trong cách soạn giáo án STEM / Giáo án mẫu STEM

      Giáo dục STEM-Những lời khuyên trong cách soạn giáo án STEM / Giáo án mẫu STEM

      • Posted by Trung Nguyễn
      • Categories Blog, Tin giáo dục
      • Date 03/06/2020

      Trong mô hình dạy học theo định hướng giáo dục STEM, lấy học sinh làm trung tâm, việc chuẩn bị một kế hoạch bài học hiệu quả là điều rất quan trọng. Một giáo viên sẽ phải soạn rất nhiều giáo án cho các bài học trong một năm học.
      Khác với cách soạn bài học truyền thống trước kia, thường dựa vào sách giáo khoa, thì chúng ta cần lồng ghép các nội dung trong sách theo các chủ đề gắn liền với thực tế và mang phong cách rất riêng của mỗi giáo viên. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem xét một số yếu tố không thể thiếu khi lập kế hoạch bài học cho bất kỳ cấp lớp nào.

      Một buổi học trong chương trình giáo dục STEM - Lập trình thực tế ảo VR

      I. 12 lời khuyên để việc xây dựng giáo án STEM trở nên hiệu quả và dễ dàng

      1. Luôn bắt đầu bằng những mục tiêu học tập cụ thể

      Một giáo viên cần thiết kế các mục tiêu học tập cụ thể trước khi tạo ra các kế hoạch cho bài học STEM. Các mục tiêu bài học STEM cần tuân thủ theo nguyên tắc SMART (rõ ràng, chi tiết, đo được, phù hợp, giới hạn về thời gian). Các mục tiêu bài học này là cơ sở để kiểm chứng mức độ đạt được mục tiêu của học sinh, đồng thời giúp giáo viên lựa chọn, xây dựng được các hoạt động dạy học phù hợp. Cần tránh những mục tiêu bài học tổng quát như “hiểu được” “nắm được” “vận dụng được”… Nếu có thể, giáo viên nên soạn các mục tiêu bài học theo từng nhóm đối tượng học sinh, để đảm bảo các học sinh đều có một lộ trình học tập và đạt được kết quả mục tiêu riêng của mình.

      Các giáo viên cần xác định những kết quả học tập mong muốn học sinh của mình đạt được sau khi kết thúc buổi học hoặc một chương trình học. Những mục tiêu đó thường được dựa trên một bộ tiêu chuẩn trong giáo dục khoa học. Việc xây dựng các mục tiêu học tập dựa trên các tiêu chuẩn này giúp cho các bài soạn STEM của các giáo viên có tính hệ thống chặt chẽ rất cao, đảm bảo được tính liên kết từ các bài học trước đó, cũng như giúp học sinh đạt được những kết quả mới tốt hơn.

      2. Chuẩn bị tổng quan

      Giáo viên cần trang bị một cái nhìn tổng quan về các hoạt động và tiến trình trong một tiết học. Nó có thể được thể hiện dưới dạng sơ đồ để phác thảo ra những hoạt động chính, những cách để lôi cuốn học sinh, những nội dung yêu cầu học sinh cần đào sâu suy nghĩ, những phần giáo viên cần giảng giải, những đơn vị kiến thức học sinh có thể tự trải nghiệm,… điều này sẽ cho giáo viên một cái nhìn tổng quan (ý tưởng) về tiết dạy và xây dựng hoạt động buổi dạy hợp lý, khoa học và trình tự.

      3. Chiến lược quản lý thời gian

      Lập kế hoạch quản lý thời gian trong bài dạy STEM giúp giáo viên thực hiện việc dạy học hiệu quả. Nếu đó là lớp học 1 giờ, hãy chia kế hoạch của bạn thành 4 phần trong 15 phút hoặc 6 phần trong 10 phút hoặc lâu hơn. Điều này sẽ giúp giáo viên thực hiện kế hoạch một cách kịp thời hơn và triển khai các hoạt động đúng thời gian đã dự định. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần đặt kế hoạch thừa ra một vài phút cho mỗi phần để thư giãn hoặc điều chỉnh một số nội dung nếu cần.

      4. Thấu hiểu về học sinh của bạn

      Bạn cần hiểu rõ về học sinh trước khi chuẩn bị kế hoạch bài học STEM. Việc thấu hiểu các đối tượng học sinh trong lớp học sẽ giúp bạn chọn được hoạt động dạy học phù hợp. Đồng thời có phương án đối phó với những rủi ro và sự gián đoạn do một số học sinh gây ra. Việc hiểu rõ từng đối tượng học sinh sẽ giúp giáo viên có chiến lược tạo động lực, thu hút sự tham gia và có những nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức. Việc hiểu rõ các đối tượng học sinh cũng là nền tảng quan trọng để thiết kế bài giảng theo hướng phân hóa, cá nhân hóa người học.

      5. Thiết kế giáo án STEM phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau

      Giáo án tiết dạy STEM không nên chỉ bao gồm một cách học tập duy nhất vì nó sẽ gây ra sự nhàm chán. Vì vậy, hãy tìm hiểu các phong cách học tập của học sinh và cố gắng để tạo nên các hoạt động dạy học phù hợp với các phong cách đa dạng đó. Điều này không chỉ làm cho buổi học trở nên thu hút mà còn cải thiện kết quả chung của công việc giảng dạy. Giáo án có thể bao gồm các bài thuyết trình Powerpoint, sơ đồ và biểu đồ, hoạt động thảo luận, thiết kế mô hình… Kế hoạch bài học phải là một sự hòa trộn của nhiều phong cách học tập cả âm thanh, hình ảnh, vận động, lời nói và có cả trò chơi trong đó nữa.

      6. Áp dụng mô hình tương tác đa dạng

      Tương tác với học sinh nên là một phần của kế hoạch bài dạy STEM. Giáo viên có thể tạo dựng các mẫu tương tác trong suốt bài học. Nó bao gồm các cuộc thảo luận nhóm, tranh biện, sử dụng máy tính, tìm kiếm thông tin, các chuyến đi thực địa ảo hoặc nghiên cứu trường hợp. Hãy thử để học sinh đọc các bài học và sau đó yêu cầu học sinh đọc to cho cả lớp nghe. Sau khi hoàn thành một phần, bạn có thể yêu cầu học sinh trình bày qua hình ảnh. Hoặc yêu cầu học sinh tổ chức thành các hoạt động thảo luân, báo cáo.

      7. Viết kế hoạch bài học

      Nếu bạn chuẩn bị kế hoạch bài học lần đầu tiên hoặc nếu bạn gặp vấn đề với một nhóm học sinh, tốt hơn hết là nên viết ra kế hoạch bài học. Điều này giúp bạn tiếp cận lớp học một cách tự tin. Hãy làm cho kế hoạch bài học chi tiết chính xác đến mức một người khác khi đọc giáo án có thể hiểu được ý định của bạn mà không cần giải thích. Điều này giúp bạn dễ dàng bàn giao kế hoạch bài học cho một giáo viên khác trong trường hợp bạn vắng mặt.

      8. Kết thúc bài học đúng cách

      Cũng giống như cách bạn bắt đầu bài học, cách bạn kết thúc bài học rất quan trọng. Một kết thúc chi tiết cho bài học có nghĩa là mọi học sinh trong lớp đều rất rõ ràng về những nội dung được đề cập trong buổi học từ kiến thức cho đến kỹ năng và mục tiêu. Những phút cuối của buổi học nên tạo cơ hội cho những tương tác giữa các học sinh khi bạn kiểm tra mức độ nắm kiến thức của chúng. Trong giáo án phải luôn có khoảng thời gian để học sinh đặt câu hỏi của mình nếu có. Một giáo viên cẩn thận, nên chủ động dự đoán các thắc mắc và những khó khăn của học sinh và tạo cơ hội để học sinh có thể đặt câu hỏi vào cuối giờ hoặc trong quá trình giảng dạy.

      9. Thực hành và tạo sản phẩm

      Một phần quan trọng khác của kế hoạch bài giảng STEM là thời gian thực hành và tạo sản phẩm. Khi bạn hoàn thành một chủ đề, bạn nên dành một vài phút để học sinh thực hành những gì chúng đã học. Học sinh có thể thực hành cá nhân hoặc theo cặp đôi. Hoạt động thực hành này có thể bao gồm các bài tập ngắn hoặc thậm chí là một bài thuyết trình nhỏ tùy thuộc vào bài học. Trong giai đoạn tạo sản phẩm, học sinh có thể xây dựng nên các mô hình hoặc sản phẩm từ những gì đã học được. Việc tạo sản phẩm có thể được thực hiện dưới dạng hoạt động nhóm. Sau đó giáo viên nên yêu cầu các nhóm về nhà xây dựng bài báo cáo và thuyết trình để buổi tới thuyết trình dự án trước lớp, đây là một phần trong phương pháp lớp học đảo ngược. Hãy để học sinh chủ động từ công tác phân quyền, chuẩn bị dụng cụ và hoàn thiện.

      10. Hoạt động chuyển tiếp và ôn tập, củng cố

      Mô hình giáo viên giảng bài và học sinh chỉ cần ghi chép đã chấm dứt. Trong lớp học STEM ngày nay học sinh luôn là trung tâm, sự thoải mái và không gian hoạt động của học sinh cần được đảm bảo. Ngoài thời gian giảng dạy, các kế hoạch bài học nên có thời gian để học sinh được vận động về thể chất bằng các trò chơi đơn giản. Một hoạt động chuyển tiếp có thể là một phần của kế hoạch bài học để tạo không khí thoải mái cho học sinh. Một trò chơi tương tác đơn giản có thể giúp học sinh cải thiện sự tham gia vào việc học. Tương tự như vậy, việc ôn tập lại các nội dung của các bài học trước hoặc những nội dung vừa học có thể giúp học sinh kết nối với bài học hiện tại một cách dễ dàng. Mà ở đây Game hóa bài kiểm tra hoặc Game hóa thời gian kiểm tra 15 phút đặc biệt thúc đẩy và tạo cho học sinh sự hứng thú.

      11. Đánh giá thường xuyên

      Hãy đánh giá học sinh của bạn một cách thường xuyên. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc giảng bài một chiều và không kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh, việc học sẽ không có kết quả gì. Vì vậy, hãy dành thời gian trong kế hoạch bài học để đánh giá mức độ học lực của học sinh. Điều này sẽ giúp bạn có sự điều chỉnh kịp thời.

      12. Có kế hoạch dự phòng

      Điều quan trọng là luôn có kế hoạch dự phòng cho bài dạy của bạn. Mọi thứ có thể không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ như bạn dự định và các tình huống bất ngờ có thể xuất hiện bất kì lúc nào trong lớp học. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn chuẩn bị sẵn các kế hoạch dự phòng. Đồng thời, khi xây dựng giáo án, bạn không nên thiết kế quá chi tiết và cứng nhắc, bạn nên tạo các giáo án linh hoạt đủ để có thể thay đổi khi có những tình huống phát sinh.
      Học sinh sẽ thích học một môn học khi chúng cảm thấy thú vị và có sự tương tác. Vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị các giáo án với sự đa dạng, linh hoạt để thu hút sự quan tâm của học sinh và giảm sự nhàm chán. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn cần thu thập các phản hồi của học sinh và thay đổi trong phong cách giảng dạy để làm cho nó hiệu quả và hấp dẫn hơn.
      Việc thực hiện các lời khuyên này sẽ giúp giáo viên đưa ra một kế hoạch bài học hiệu quả. Vai trò của một giáo viên giỏi không chỉ giúp học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi mà còn cho phép học sinh áp dụng những gì các con đã học được trong cuộc sống thực tế. 

      Để tìm hiểu chi tiết hơn hay có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thiết kế bài dạy theo định hướng giáo dục STEM hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ! Đội ngũ Học viện CleverTech luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các Anh/Chị trên hành trình phổ cập Giáo dục STEM đến với trường học!

      Khám phá các khóa học
      • Share:
      author avatar
      Trung Nguyễn

      Previous post

      Minecraft - Những điều cần biết.
      03/06/2020

      Next post

      Lập trình Scratch 3.0.
      03/06/2020

      You may also like

      DSC02021
      Ngày hội Trải nghiệm Sáng tạo Khoa học – Trường Tiểu học Ninh Sở
      27 Tháng Một, 2021
      139159687_470328057692004_683600868403774092_n
      STEAM Festival – Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021
      19 Tháng Một, 2021
      giáo dục stem cần duy trì và phát triển
      Giáo dục STEM-Chiến lược xây dựng và duy trì các câu lạc bộ.
      13 Tháng Mười, 2020

      Search

      Chuyên mục

      • Blog
      • Lab STEM
      • Lập trình Minecraft
      • Lập trình Robot
      • Lập trình Scratch
      • Sự kiện
      • Tin giáo dục

      Latest Courses

      LẬP TRÌNH THỰC TẾ ẢO AR/VR – SPACE CAMP 2020

      LẬP TRÌNH THỰC TẾ ẢO AR/VR – SPACE CAMP 2020

      1,500,000 ₫
      LẬP TRÌNH SCRATCH VỚI BÉ  – KID CAMP

      LẬP TRÌNH SCRATCH VỚI BÉ – KID CAMP

      1,500,000 ₫
      LẬP TRÌNH TRÒ CHƠI – KID CAMP

      LẬP TRÌNH TRÒ CHƠI – KID CAMP

      1,500,000 ₫
      (02) 437 334 889
      [email protected]
      Facebook Twitter Google-plus Pinterest

      Company

      • Về chúng tôi
      • Blog
      • Liên hệ

      Links

      • Phần mềm
      • Các khóa học
      • Sự kiện
      • Thư viện
      • Câu hỏi thường gặp

      Support

      • Cộng đồng Arduino
      • IoT Resources
      • AI Resources for KID
      • MakeBlock Resources

      Recommend

      • Khóa học về phát triển App & VR/AR
      • Khóa học về Điện tử & IoT
      • Khóa học về Robotics
      • Khóa học về Lập trình

      • Về chúng tôi
      • Blog
      • Liên hệ